Nấm bệnh là một trong những nỗi lo dai dẳng khiến những người yêu hoa hồng phải vô cùng lo lắng cho vườn hồng yêu thích của mình, nhưng không phải ai cũng biết cách trị nấm bệnh đúng cách những bệnh thường gặp trên những cây hoa yêu quý của mình. Docneem xin chia sẻ thông tin về cách nhận biết cũng như làm thế nào để bảo vệ an toàn cho những bông hồng xinh xắn qua bài viết dưới đây.

Bệnh trên hoa hồng chủ yếu do nấm

Khi cây bị bệnh là do khả năng thích ứng chưa đủ tốt với thay đổi của môi trường hoặc bị kích thích bởi sinh vật khác, làm rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong, ảnh hưởng đến sinh trưởng, nghiêm trọng hơn là chết – Theo Wikipedia 

Nấm là một trong những tác nhân chính gây ra hầu hết các bệnh trên hoa hồng, nấm bệnh tồn tại trong một thời gian dài trong đất trước khi gặp điều kiện thích hợp, kèm theo đó là có vật chủ để sinh sôi nảy nở. Nấm bệnh phát triển nhanh vào ở mức nhiệt 25-28 độ C, độ pH trong đất từ 6 – 6.5, môi trường này giúp nấm bệnh phát triển cực kỳ nhanh chóng.

Con đường nấm bệnh xâm nhập vào vật chủ như thế nào?

  • Nấm bệnh xâm nhập qua lá: Tưới quá nhiều, có hiện tượng lá đọng nước, đặc biệt vào thời điểm buổi chiều và ban đêm, với mức nền nhiệt thấp khiến cho cây dễ nhiễm bệnh
  • Nấm bệnh xâm nhập qua thân: Những vết hở trên cây do nhiều tác động như cắt, tỉa, cũng phát triển mạnh, thủ phạm là loại nấm có tên là Septoria và Colletotrichum.
  • Nấm bệnh xâm nhập qua đất hỗn hợp: Hiện tượng ngủ đông do gặp bất lợi của nấm trong đất, hoặc chính từ trong nước chưa qua xử lý,… Khi thích hợp thì tấn công.

Vài nấm bệnh phổ biến thường xuyên gặp trên hoa hồng

Hoa hồng rất dễ bị nhiễm các bệnh về nấm gây ra, nhưng nhiều nhất vẫn là đốm đen, phấn trắng, rỉ sắt và thán thư. Đặc biệt các loại hoa hồng nhập khẩu.

(1) Bệnh Nấm do Đốm đen

Nấm Marssonina chính là thủ phạm gây ra đốm đen

Nấm Marssonina rosae là thủ phạm

Biểu hiện:

Bệnh thường xuất hiện trên lá, chủ yếu lá già lan dần ra lá non, rồi khắp thân và cả nụ.

Ban đầu chỉ là những đốm đen hoặc nâu trên cả hai mặt, đủ kiểu hình dạng, dần úa vàng, khiến lá rụng

Nguyên nhân:

Gây ra do Nấm Marssonina rosae, các bào tử sẽ phát triển nhanh chóng, khoảng 9 giờ nếu gặp điều kiện ẩm ướt thích hợp (mức nhiệt 15-25 độ C), tấn công qua lớp biểu bì của lá. Hoặc có thể trong đất đã bị nhiễm bệnh từ trước. Thông thường, sau cơn mưa độ ẩm tăng cao, cây rất dễ bị nhiễm bệnh này.

(2) Bệnh Nấm do Phấn trắng

Bệnh nấm phấn trắng khiến lá bị co cụp lại

Nấm bệnh ký sinh khiến lá co cụp lại

Biểu hiện:

Bệnh xuất hiện trên ngọn, lá, chồi non, làm cho nụ và lá co lại, có một lớp phấn trắng ở mặt lá, xung quanh vùng bị bệnh.

Nguyên nhân:

Do nấm sphaerotheca paranosa ký sinh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, nền nhiệt độ thay đổi liên tục (mức nhiệt 18-20 độ C) sẽ tạo điều kiện hợp lý để sinh sôi và tấn công cây. Ở miền bắc có nền nhiệt rất thuận lợi cho nấm lan nhanh hơn, đặc biệt vào thời điểm Tết âm lịch

(3). Bệnh Nấm do Rỉ sắt

Bào tử nấm vỡ ra nhìn rỉ sắt

Bào tử nấm vỡ ra như rỉ sắt

Biểu hiện:

Bệnh xuất hiện trên các lá già, lan dần ra lá non, rồi đến thân và nụ. Ban đầu chỉ là những đốm nhỏ hơi vàng, dày lên, các bào tử nấm bị vỡ chuyển sang màu cam đỏ như rỉ sắt cả hai mặt lá.

Nguyên nhân:

Nấm Phragmidium mucronatum gây ra, gặp điều kiện thích hợp (mức nhiệt 18 – 21 độ C) sẽ phát triển mạnh gây khô cháy, rụng lá

(4) Bệnh Nấm do Thán thư

Nhiều vết to hoại tử xuất hiện trên lá

Nhiều vết hoại tử lớn trên lá

Biểu hiện:

Xuất hiện vết đốm chấm lớn nâu sẫm, hơi lõm, viền nâu đỏ, lâu dần tạo ra vết hoại tử. Cành, lá, chồi non là những bộ phận bị ảnh hưởng trực tiếp, làm cho lá khô và rụng sớm

Nguyên nhân:

Do hai loại nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra, độ ẩm cao là là một trong những tác nhân chính làm cho tình trạng bệnh phát trị

Cách điều trị chung cho nấm bệnh

  • Cắt bỏ tỉa lá bệnh bỏ thùng rác (lá xoăn), lá bệnh nặng. Chồi, hoa có hiện tượng cũng cắt bỏ, mang tiêu hủy, cách xa nguồn bệnh, tránh lây lan ra những cây khác.
  • Tưới cây vào buổi sáng sớm, hạn chế được khả năng phát triển của nấm gây bệnh
  • Chỉ tưới sương sương, tránh tình trạng đọng nước, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
  • Kết hợp sử dụng Neem oil và Nano bạc nguyên chất để điều trị bệnh và phòng nấm cho cây
  • Đặt cây nơi thoáng mát và khô ráo
  • Có thể bón Neem cake Tăng sức đề kháng, phục hồi sức cho cây vượt qua giai đoạn bệnh
  • Phun phòng nấm bệnh định kỳ với Neem oil nguyên chất hoăc Nano bạc nguyên chất
  • Thường xuyên kiểm tra tình hình của cây để phòng bệnh cho cây sớm, đặc biệt vào mùa xuân và các tháng cuối năm, thời tiết có nền nhiệt độ thuận lợi cho nấm gây hại cho cây

Các sản phẩm của Docneem đều có thành phần hoàn toàn hữu cơ, không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như vi sinh vật có lợi trong đất, đặc biệt không cần phải sử dụng găng tay vệ sinh khi tiến hành phun Neem hoặc cái loại phân bón như đậu nành Humic, dịch chuối Humic. 

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn