Bệnh thối hạch cây hoa lan do loại nấm tên là Sclerotium rolfisii Sacc gây ra. Chúng khiến các lá, ngọn lan bị cụt, không thể phát triển. Điều này làm ảnh hưởng lớn năng suất, chất lượng của như tính thẩm mỹ của cây. Do đó, người chơi lan cần nắm được cách phòng và trị bệnh hiệu quả.

Đôi nét về bệnh thối hạch cây hoa lan

Cây hoa lan bị thối hạch
Cây hoa lan bị thối hạch

Bệnh thối hạch được biết đến với nhiều tên gọi khác như bệnh thối ngọn, bệnh hạch hạt cải… Nấm Sclerotium rolfisii Sacc không chỉ gây bệnh ở phần ngọn mà còn tấn công, làm hại trên gốc, rễ của cây lan.

Thời điểm bệnh thối hạch bùng phát mạnh là mùa mưa. Bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau: 

- Lá non trên ngọn chuyển dần thành màu vàng. Gốc lá bị thâm nâu và khô dần.

- Ở những chỗ bị bệnh xuất hiện lớp nấm màu trắng dạng hạt nhỏ li ti, màu vàng nâu  như mật ong. 

- Những lá trên bị thối, cụt ngọn, không phát triển được.

Xem thêm: Chăm sóc hoa lan mùa lạnh đúng cách

Phòng và điều trị bệnh thối hạch cây hoa lan

Sản phẩm chiết xuất bằng công nghệ ép lạnh, nguyên chất
Sản phẩm chiết xuất bằng công nghệ ép lạnh, nguyên chất

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bởi vậy, ngay từ khi chuẩn bị vào mùa mưa, bạn nên chú trọng việc phòng ngừa. Nếu đợi đến khi phát sinh bệnh, cây đã bị gây hại nặng mới can thiệp thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn. 

Các cách phòng trị chính như sau:

- Không trồng cây giống hoa lan đã bị nhiễm bệnh: Khử trùng giá thể, chậu hoa bằng dung dịch Formol. Nên pha loãng với nước theo tỷ lệ cứ 5:100, sau đó phun đẫm lên toàn bộ chậu và giá thể. Sử dụng bạt nilon phủ kín từ 2 đến 3 ngày, tiếp tục phơi dưới ánh nắng mặt trời trong 1 ngày để bay hết mùi Formol.

- Không đặt chậu hoa lan ở những vị trí quá thấp, dễ bị ngập úng hoặc bắn nước khi trời mưa.

- Trong giai đoạn cây lan còn nhỏ, nên lắp đặt mái che mưa, phòng tránh bệnh.

- Vào mùa mưa, phun xịt định kỳ tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh khoảng 10-15 ngày/lần. Sản phẩm có nồng độ Azadirachtin 2950, cao nhất thị trường, không chỉ phòng, trị bệnh thối hạch mà còn nhiều loại bệnh khác ở cây hoa lan.

- Thường xuyên kiểm tra chậu trồng. Nếu thấy dấu hiệu bệnh chớm phát sinh thì cần tăng liều lượng tinh dầu Docneem ép lạnh hoặc bổ sung thêm các loại thuốc như Vivil 5SL, Vicarben 50 BTN,Cantop-M 70 WP, Topan 70 WP… Tiến hành phun xịt vài lần, 7-10 ngày/lần.

- Trong trường hợp bệnh nặng, bạn nên bỏ cả cây và tiêu hủy cả giá thể. Sau đó khử trùng chậu bằng Formol rồi trồng lại cây lan khác.

Thay vì đến khi bệnh thối hạch cây hoa lan phát sinh mới lo điều trị, mọi người nên chủ động phòng ngừa. Chỉ cần sử dụng bánh dầu Neem để bón và phun tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh, cây sẽ không còn bị đe dọa bởi các loại nấm, côn trùng gây hại nữa.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn