Bên cạnh việc phải tưới nước đầy đủ và bón phân đúng cách thì công tác phòng bệnh cho hoa lan cũng có vai trò rất quan trọng đến quá trình phát triển của hoa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách phòng một số loại bệnh thường gặp ở cây hoa lan. 

Các loại bệnh thường gặp ở hoa lan 

Để có thể phòng bệnh tốt cho hoa lan trước hết bạn cần biết một số bệnh:

Bệnh đen thân cây phong lan con

Nguyên nhân của bệnh đen thân cây phong lan con là do nấm Fusarium oxysporum gây nên. Triệu chứng của bệnh này là gốc thân hoặc cổ rễ xuất hiện vết bệnh màu nâu. Sau một thời gian sẽ lớn dần và làm khô phần cổ rễ và thân gần gốc. Lá ở phía trên sẽ chuyển sang màu vàng và trở nên cong queo không đẹp mắt.

Cây phong lan con sau khi nhiễm bệnh khoảng 2 tuần đến 3 tuần sẽ chết. Phía trong căn hành hay có một dải màu hồng nhạt hoặc tím. Các giống phong lan đều có thể bị bệnh này, tuy nhiên lan dendrobium là giống bị hại nặng nhất.  

Cây lan sẽ chết sau khoảng 2-3 tuần mắc bệnh

Bệnh đốm lá ở phong lan

Loại bệnh này thường gây hại chủ yếu lên lan dendrobium và lan Oncidium. Tình trạng này có nguyên nhân bắt nguồn từ nấm Cercospora gây ra. Nếu cây gặp phải tình trạng lá vàng, nhanh rụng, sinh trưởng kém, cây cằn cỗi có nghĩa là bệnh đang trở nên tệ và nặng hơn. 

Xem thêm: Vì sao bạn nên chọn hoa lan phi điệp tím?

Bệnh thán thư ở cây hoa lan

Triệu chứng thường thấy của bệnh thán thư là vết bệnh có màu nâu vàng, nhỏ, tròn và hay xuất hiện từ mép lá hoặc chót lá. Phần giữa vết bệnh có màu xám trắng, hơi lõm và xung quanh có gờ nhỏ. Nguyên nhân của bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên. 

Bệnh thán thư khiến cho tình trạng của lan không tốt và vẻ ngoài không đẹp mắt
Bệnh thán thư khiến cho tình trạng của lan không tốt và vẻ ngoài không đẹp mắt 

Cách phòng bệnh cho hoa lan

Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nếu bạn muốn hoa lan phát triển đầy đủ bạn cần có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả:

- Chú ý dựng giàn lan cao ráo để không gian không bị bí và không khí được lưu thông. Việc tạo một không gian thoáng gió sẽ góp phần giúp lan phát triển tốt hơn. Việc xây dựng giàn lan cao, thoáng mát còn giúp hạn chế quá trình sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn có hại cho lan. 

- Mấu chốt của việc phòng bệnh cho hoa lan là nằm ở việc bón phân đúng cách. Bạn nên chú ý đến tình trạng hiện tại của hoa để chọn loại phân bón phù hợp. 

- Bên cạnh đó việc đảm bảo độ ẩm và nước cũng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hoa khỏi sâu bệnh. Bạn phải tuân thủ theo quy tắc Ướt - Khô - Ướt - Khô để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho lan phát triển. 

- Dùng 1 - 2ml tinh dầu DocNeem nguyên chất ép lạnh pha với 2 ml nước rửa chén. Sau đó pha trong 1 lít nước và lắc đều trước khi phun. Áp dụng phun phòng 1-2 lần/tuần, vào chiều mát hoặc sáng sớm. 

Có thể thấy để hoa lan phát triển tốt thì việc quan trọng cần đảm bảo là phòng bệnh cho hoa lan. Có như vậy, rễ cây mới có thể khỏe mạnh, mầm lá nhiều và cho hoa đẹp.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn